Cầu Long Biên – Nét đẹp vượt thời gian 2024

Cầu Long Biên – Nét đẹp vượt thời gian 2024

Dạo bước trên cầu Long Biên, ngắm nhìn dòng người qua lại và chiêm ngưỡng những khoảnh khắc thơ mộng của dòng sông Hồng cuộn chảy là trải nghiệm bạn đừng bỏ lỡ khi du lịch Hà Nội. Bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về câu chuyện lịch sử, kiến trúc và những trải nghiệm độc đáo khi ghé thăm một trong những biểu tượng Thủ đô. Cùng Cẩm Nang Du Lịch đi vào khám phá địa danh nổi tiếng này qua bài viết dưới đây.

>> Tìm hiểu thêm: Địa điểm du lịch Hà Nội: Những gợi ý được yêu thích NHẤT khi đến thủ đô

Đôi nét về cầu Long Biên

Cầu Long Biên

Lịch sử gắn liền với Cầu Long Biên

Cầu Long Biên đã cùng dân tộc Việt trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ với bao cột mốc hào hùng cùng những sự kiện đáng nhớ. Vào ngày 02/9/1945, chiếc cầu đã dẫn lối cho đồng bào đến Thủ đô chứng kiến thời khắc Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình.

Cầu Long Biên cũng chứng kiến hình ảnh những tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hà Nội để bộ đội ta vào tiếp quản theo Hiệp định Genève vào tháng 10/1954. Đến thời kháng chiến chống Mỹ, cầu đóng vai trò quan trọng trong đường chi viện cho chiến trường miền Nam. Vì thế, cầu đã trở thành trọng điểm bắn phá của không quân Mỹ với bao lần ném bom, bắn rốc két.

Quân đội nhân dân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu, tử thủ để bảo vệ thành cầu. Chiếc cầu cũng trở thành ụ pháo cao xạ cùng quân dân ta chống trả các đòn không kích của máy bay Mỹ để dần chiếm lĩnh trận địa. Đến thời bình, cầu Long Biên là tuyến giao thông quan trọng, đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương của người dân hai bờ sông Hồng.

Tìm hiểu thêm:  Review Phố Tạ Hiện - Những hoạt động vui chơi, ăn uống về đêm

Cầu Long Biên

Cầu Long Biên xây dựng khi nào?

Cầu Long Biên Hà Nội được chính quyền Pháp khởi công xây dựng vào ngày 12/9/1898 với mục đích kết nối giao thông, dễ dàng khai thác thuộc địa. Sau hơn 3 năm vào ngày 3/2/1902, cầu hoàn tất quá trình xây dựng và lễ khánh thành diễn ra vào ngày 28/2/1902. Lúc bấy giờ, cầu được đặt theo tên của toàn quyền Đông Dương là Paul Doumer nhưng nhân dân ta vẫn quen gọi là cầu Sông Cái. Tên cầu Long Biên như hiện tại do Thị trưởng Hà Nội Trần Văn Lai đặt lại vào năm 1945.

Cầu Long Biên

Cầu Long Biên ở đâu? Lưu ý cần biết khi di chuyển đến cầu Long Biên

Cầu Long Biên bắc qua hai bờ sông Hồng, kết nối quận Hoàn Kiếm, quận Ba Đình và quận Long Biên, Hà Nội. Tọa lạc gần phố cổ Hà Nội nhưng việc di chuyển đến cầu thường xuyên gặp nhiều trở ngại do giao thông tắc nghẽn vào các khung giờ cao điểm, từ 06h00 – 09h00 và 16h00 – 19h30.

Do đó, du khách nên gửi xe trong phố và đi bộ lên cầu để có hành trình tham quan thảnh thơi, thuận lợi. Ngoài ra, du khách có thể đến cầu Long Biên bằng xe buýt với các tuyến có trạm dừng gần chân cầu như: tuyến xe buýt số 01, 18, 34, 36 CT, 41, 50 và 55B.

Nét độc đáo trong kiến trúc của cầu Long Biên

Cầu Long Biên dài 2290 mét qua sông và 896 mét cầu dẫn, bao gồm 19 nhịp dầm thép và 20 trụ cao. Vào thời điểm khánh thành, cầu được ví von là tháp Eiffel nằm ngang khi là cầu dài thứ hai thế giới, chỉ sau cầu Brooklyn ở Mỹ.

Tìm hiểu thêm:  Lý do UNESCO công nhận Hoàng thành Thăng Long là Di sản Văn hóa Thế giới

Cầu Long Biên rộng 4,75 mét, chia thành 3 làn đường chính, ở giữa là đường sắt đơn, hai bên là làn đường dành cho xe ô tô, xe máy, xe đạp và luồng đi bộ ở phía ngoài cùng.

Về kiến trúc, cầu ghi dấu ấn đặc biệt khi sở hữu thiết kế hài hòa trên kết cấu xếp tầng chặt chẽ tựa như dáng rồng uốn lượn, vừa mạnh mẽ, hiên ngang lại vô cùng mềm mại. Toàn bộ thân cầu được làm bằng thép chất lượng cao với kỹ thuật thi công hiện đại, đảm bảo được yếu tố thẩm mỹ, lẫn tính an toàn.

Ngày nay, Hà Nội đã có thêm nhiều cây cầu bắc qua sông Hồng như: cầu Chương Dương, cầu Thăng Long, cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, cầu Nhật Tân. Nhưng cầu Long Biên vẫn là biểu tượng không thể thay thế của Thủ đô, bởi kiến trúc cổ kính cùng những giá trị lịch sử lưu giữ qua hơn 120 năm.

Cầu Long Biên

Những trải nghiệm thú vị khi ghé thăm cầu Long Biên

Với giá trị lịch sử và kiến trúc cổ kính, nhuốm màu thời gian, cầu Long Biên là địa điểm tham quan nổi tiếng ở Hà Nội thu hút đông đảo du khách và cả người địa phương tìm đến vãn cảnh, hóng mát. Dưới đây là những trải nghiệm thú vị mà bạn có thể tham khảo trong chuyến ghé thăm:

Check in cầu Long Biên

Đến cầu Long Biên, bạn đừng quên ghi lại những bức ảnh check in đầy hoài niệm trên thành cầu lịch sử. Ngoài ra, khung cảnh mênh mông sông nước hay bãi đá Sông Hồng với những mảng xanh bát ngát cũng giúp bạn có bộ ảnh ấn tượng. Tuy nhiên, bạn nên quan sát cẩn thận và chú ý phương tiện qua lại để đảm bảo an toàn khi chụp ảnh.

Hẹn hò, hóng gió trên cầu

Với không gian thoáng đãng, lộng gió, cầu Long Biên là nơi hẹn hò, hóng gió yêu thích của nhiều người. Hành trình dạo bước trên cầu, ngắm nhìn dòng người, xe cộ qua lại sẽ giúp phần nào xua đi cảm giác bí bách hay những muộn phiền đang níu giữ.

Tìm hiểu thêm:  Giới thiệu tổng quan về Nhà tù Hỏa Lò Hà Nội

Cầu Long Biên

Chiêm ngưỡng khung cảnh đẹp như tranh vẽ từ trên cầu

Khung cảnh nhìn từ trên cầu thay đổi theo từng mùa và mang đến cho riêng mỗi người những niềm cảm xúc khác nhau. Đó là khung cảnh bạt ngàn của bãi lau lách bên bờ sông Hồng cuộn chảy với tiếng gió rít bên tai và cả bầu trời thênh thang rộng lớn.

Đặc biệt, mỗi khi bình minh ló rạng hay lúc hoàng hôn buông, khung cảnh nhìn từ trên cầu càng thêm thơ mộng. Bạn cũng có thể phóng tầm mắt phía xa để ngắm nhìn cầu Chương Dương hiện đại và toàn cảnh Thủ đô lung linh, rực rỡ.

Khám phá các địa điểm vui chơi, ăn uống nổi tiếng gần cầu Long Biên

Khu vực gần cầu Long Biên có nhiều hàng ăn, quán cà phê đẹp với không gian rộng mở. Đây là những điểm dừng chân lý tưởng để bạn thưởng thức ẩm thực Hà Nội, nhâm nhi đồ uống yêu thích và nhìn ngắm vẻ đẹp của cây cầu cổ kính, bãi đá bên sông Hồng hay khu chợ Long Biên sầm uất cạnh bên.

Cầu Long Biên

Ngoài cầu Long Biên lịch sử, Hà Nội còn sở hữu nhiều di tích và khu vui chơi nổi tiếng như: hồ Hoàn Kiếm, chùa Một Cột, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khuê Văn Các, bảo tàng Phòng không – Không quân