Khám phá Chùa Một Cột Hà Nội từ A-Z?

Khám phá Chùa Một Cột Hà Nội từ A-Z?

Tại Hà Nội có 1 địa điểm du lịch mà bạn không thể không ghé thăm đó là chùa Một Cột. Ngôi chùa không chỉ có lối kiến trúc độc đáo bậc nhất châu Á mà còn là điểm đến tâm linh, biểu tượng văn hoá của Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến. Cùng Cẩm Nang Du Lịch tìm hiểu về chùa Một Cột Hà Nội trong bài viết sau đây!

Giới thiệu về chùa một cột: Địa chỉ, giờ mở cửa & giá vé tham quan

Du lịch Hà Nội từ lâu đã hấp dẫn du khách không chỉ bởi nền ẩm thực đặc sắc mà còn bởi tại đây có rất nhiều danh lam thắng cảnh, chùa chiền linh thiêng. Một số ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất Thủ đô phải kể đến chính là chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc, chùa Phúc Khánh

Chùa Một Cột ở đâu? Chùa Một Cột thuộc quận Ba Đình, nằm trên con phố cùng tên Chùa Một Cột nằm ngay sau phố Ông Ích Khiêm, chùa nằm trong khuôn viên quần thể Lăng Bác và Quảng trường Ba Đình. Chính vì thế, giờ mở cửa tham quan cho du khách cũng phụ thuộc vào giờ của 2 địa điểm trên. Chùa Một Cột mở cửa đón khách từ 7h sáng đến 18h hàng ngày.

Nếu bạn là người Việt Nam đến cúng bái, lễ Phật hay vãn cảnh, chùa sẽ không thu phí tham quan tuy nhiên du khách người nước ngoài đến tham quan chùa sẽ cần mua vé với giá 25.000VNĐ/người.

>> Tìm hiểu thêm: Địa điểm du lịch Hà Nội: Những gợi ý được yêu thích NHẤT khi đến thủ đô

Chùa Một Cột

Du khách có thể lựa chọn nhiều phương tiện khác nhau để di chuyển đến Chùa Một Cột:

  • Nếu đi bằng phương tiện cá nhân, bạn có thể tìm đường dựa trên Google Map. Nếu không muốn tìm đường, bạn có thể gọi taxi, Grab để được đưa đón tận nơi.
  • Hoặc bạn có thể đi xe bus để tiết kiệm chi phí. Tuyến xe bus đi qua chùa Một Cột là tuyến số 09ACT, 09A, 18 đều có điểm đỗ tại số 15A Lê Hồng Phong, sau đó đi bộ khoảng 200m là đến chùa.

Lịch sử & sự tích chùa Một Cột Hà Nội

Chùa Một Cột được biết đến với rất nhiều tên gọi khác nhau như Diên Hựu Tự, Liên Hoa Đài hay chùa Mật. Đây là một trong số những ngôi chùa Hà Nội cổ kính được xây dựng từ thời vua Lý Thái Tông.

Truyền thuyết kể lại rằng, sự tích chùa Một Cột gắn liền với giấc mộng của vua Lý Thái Tông. Năm 1049, nhà vua mơ thấy được Phật Bà Quan Âm ban cho một tòa sen ngời sáng. Khi thức dậy, vua đã kể lại giấc mộng kỳ bí cho các quân thần cùng nghe. Sau đó, nhà sư Thiền Tuệ đã khuyên vua xây dựng chùa để ghi nhớ công ơn, ân đức lớn lao của Quan Âm. Như trong giấc chiêm bao, chùa dựng cột gỗ lim, làm toà sen của Phật Bà Quan Âm đặt trên cột. Sau đó các nhà sư đi vòng quanh tụng kinh với mong muốn “phước lành dài lâu”, vì vậy mà chùa có tên là Diên Hựu.

Chùa Một Cột

Đến thời vua Lý Nhân Tông, chùa được cải tạo xây thêm hồ Linh Chiểu và trang trí thêm toà sen mạ vàng ở đỉnh cột. Bên trong chùa Một Cột là ngôi đền có điêu khắc hình chim thần trên mái nhà cùng ban thờ tượng Quan Thế Âm được mạ vàng.

Chùa Một Cột đã trải qua bao lần trùng tu, sửa chữa vào Triều Trần, Hậu Lê và triều Nguyễn. Năm 1954, quân đội Pháp đã đặt thuốc nổ phá chùa trước khi rút khỏi Thủ đô. Đến năm 1955, Nhà nước đã cho tái dựng lại chùa theo bản thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng với quy mô một ngôi chùa nhỏ.

Chùa Một Cột

Kiến trúc chùa Một Cột độc đáo như thế nào?

Kiến trúc chùa Một Cột vô cùng độc đáo. Ngày nay, khi tới tham quan chùa Một Cột, du khách có thể dễ dàng nhìn thấy cổng Tam quan với bức hoành phi khắc 3 chữ “Diên Hựu Tự”. Kết cấu ban đầu của chùa Một Cột được nâng đỡ bởi các tấm gỗ bám chắc vào cột đá. Cấu trúc chùa bao gồm đài Liên Hoa, mái chùa và cột trụ.

  • Cột trụ là một khối tròn dựng bằng 2 cột đá chồng lên nhau. Một phần chìm dưới hồ và phần nổi trên mặt nước cao tới 4m. Cột có đường kính rộng 1,2m vô cùng vững chắc.
  • Đài Liên Hoa là một khối vuông có song chắn xung quanh, được nâng đỡ bằng cột trụ và cột quân vững chãi. Bên trong được bài trí lộng lẫy với tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay mạ vàng. Xung quanh là rất nhiều các loại đồ thờ khác nhau như bình cắm hoa sen, đôi lục bình gốm sứ, lư hương bằng đồng, bộ ấm chén thờ… Ban thờ được trang trí nhiều hoạ tiết vân mây và sơn son thiếp vàng. Phía trên là tấm hoành phi nhỏ trên nền sơn đỏ khắc 3 chữ vàng “Liên Hoa đài”.
Xem thêm:  Lăng Bác Biểu tượng thiêng liêng của người dân Việt Nam

Chùa Một Cột

  • Mái chùa được lợp bằng ngói màu đỏ gạch đã rêu phong theo thời gian tạo nên nét cổ kính của ngôi chùa. Mỗi viên ngói đều thể hiện sự kỳ công, tỉ mỉ của người thợ. Trên đỉnh mái chùa là hình “lưỡng long chầu mặt nguyệt” – nét kiến trúc đặc trưng của các ngôi đình, chùa, miếu. Nét kiến trúc này là biểu trưng của sự sinh sôi nảy nở, âm dương hòa hợp. Đây là hình ảnh đặc trưng mang đậm tính nhân văn trong lối kiến trúc nghệ thuật tâm linh của dân tộc Việt Nam.

Ngày mùng 1 và ngày Rằm hàng tháng là ngày ban quản lý chùa tổ chức khánh tiết lau dọn và thi hành lễ cúng trong chùa.

Chùa Một Cột

Năm 1962, quần thể Chùa Một Cột vinh dự được công nhận là Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Quốc gia. Năm 2012, Chùa một lần nữa được Tổ chức Kỷ lục Châu Á xác lập là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á”.

Khám phá ý nghĩa của chùa Một Cột

Chùa Một Cột là đại diện cho toà sen lấp lánh mà Phật Bà Quan Âm ban tặng cho vua Lý Thái Tông trong giấc mơ. Bên cạnh đó, ngôi chùa cũng là nơi vua lựa chọn để làm lễ tế vào ngày mùng 1 và ngày Rằm hàng tháng với ước nguyện cầu cho quốc thái dân an.

Tương truyền rằng, vua Lý Thái Tông là người sùng bái đạo Phật và phái Vô Ngôn Thông. Đạo Phật bấy giờ đang trên đà phát triển. Riêng triều đại này đã có rất nhiều pho tượng Phật được trùng tu và hơn 95 ngôi chùa được xây dựng mới. Vào các dịp lễ lớn của Phật giáo, vua thường miễn thuế trên toàn quốc để tạo phúc cho bá tánh.

Chùa Một Cột

Những địa điểm tham quan gần chùa Một Cột

Chùa Một Cột nằm ngay trung tâm Thủ đô nên khá gần các khu di tích nổi tiếng. Sau khi tham quan chùa Một Cột, du khách có thể ghé thăm một số địa điểm du lịch khác:

Những địa điểm tham quan gần chùa Một Cột không chỉ là những di tích lịch sử đặc biệt, mà còn là những nơi mang đậm bản sắc văn hóa và kiến trúc truyền thống của Việt Nam. Dạo bước từ chùa Một Cột, du khách có thể ghé qua Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam để khám phá về các nền văn hóa đa dạng của dân tộc trong nước.

Ngoài ra, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là một điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến khu vực này. Tại đây, du khách được chiêm ngưỡng ngôi lăng hiện đại được xây dựng kỷ luật và trang nghiêm, là nơi yên nghỉ cuối cùng của lãnh tụ giàu tình yêu dành cho dân tộc. Điểm du lịch cuối cùng mà bạn có thể ghé qua sau khi viếng chùa Một Cột chính là Hồ Hoàn Kiếm – giữa lòng Thủ đô sầm uất mang lại cho du khách những trải nghiệm tinh thần tiêu điều hoàn hảo.