17 Ngôi Đền ở Tuyên Quang nổi tiếng linh thiêng bậc nhất

17 Ngôi Đền ở Tuyên Quang nổi tiếng linh thiêng bậc nhất

Tuyên Quang không chỉ hấp dẫn du khách bởi các địa danh nổi tiếng như hồ Na Hang, thác Mơ, khu di tích Tân Trào, mà còn được biết đến là vùng đất thiêng với nhiều địa điểm du lịch tâm linh mang đậm nét kiến trúc và văn hóa dân gian độc đáo. Sẽ thật thiếu sót nếu bạn du lịch Tuyên Quang mà bỏ qua top 17 ngôi đền nổi tiếng linh thiêng dưới đây.

  1. Đền Cấm Sơn
  2. Đền Trình Hai Cô
  3. Đền Kiếp Bạc
  4. Đền Cấm
  5. Đền Thượng (Đền Mẫu Dùm)
  6. Đền Mỏ Than
  7. Đền Ỷ La
  8. Đền Cảnh Xanh (Đền Cô Bé Cây Xanh)
  9. Đền Cô Minh Lương (Minh Lương linh từ)
  10. Đền Lâm Sơn Linh Từ
  11. Đền Hạ
  12. Đền Pác Tạ
  13. Đền Thờ Bác Hồ
  14. Đền Đồng Xuân
  15. Đền Cậu Thiên
  16. Đền Bách Thần
  17. Đền Bắc Mục

1. Đền Cấm Sơn

Đền Cấm Sơn, còn được gọi là đền Cô Chầu Mười Móc Giằng (đền Cô Bé Móc Giằng theo cách gọi phổ biến của người dân địa phương từ lâu đời), nằm ở thôn Hưng Kiều 4, xã An Tường, thành phố Tuyên Quang. Đền còn có tên Hán Nôm là Cấm Linh Từ, có nghĩa là đền Cấm linh thiêng. Đền được dựng lên để thờ Cô Chầu Mười, người đã có công giúp vua Lê Lợi chống giặc Minh trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Những ngày lễ chính tại đền gồm: Lễ Thượng Nguyên từ ngày 20-21 tháng Giêng; lễ vào hè ngày 1 tháng Tư; tiệc Quan Tuần ngày 25 tháng Năm; lễ ra hè ngày 25 tháng Sáu; tiệc Chúa Bà ngày 12 tháng Tám; tiệc Đức Vua Cha ngày 22 tháng Tám; tiệc Mẫu Cửu ngày 9 tháng Chín; tiệc Ông Hoàng Mười ngày 10 tháng Mười; và lễ Tất niên ngày 15 tháng Chạp.

2. Đền Trình Hai Cô

Đền Trình Hai Cô (Đền Đôi Cô) nằm tại phường Nông Tiến, thành phố Tuyên Quang, thờ Cô Đôi Thượng Ngàn và Cô Bơ Thoải Cung, hai thánh cô nổi tiếng trong Tứ Phủ Thánh Cô. Đền được dựng trên một gò đất ngay đầu cầu Nông Tiến bắc qua dòng sông Lô luôn trong xanh. Đền Đôi Cô được xây dựng từ rất xa xưa, nhưng thời gian cụ thể không ai còn rõ. Thần phả và thánh tích về ngôi đền đã mất do những thăng trầm của lịch sử, chỉ biết đây là một ngôi đền lâu đời ở vùng đất ven sông Lô của thành phố Tuyên Quang. Đền Đôi Cô là một điểm tham quan quan trọng trong các tour du lịch tâm linh của tỉnh Tuyên Quang.

3. Đền Kiếp Bạc

Ngôi đền Tuyên Quang nổi tiếng linh thiêng bậc nhất này được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX, thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Đền tọa lạc tại tổ 4, phường Tân Quang, thành phố Tuyên Quang, nằm ngay sát bên sông Lô, là nơi hội tụ thủy, phúc với mong ước quốc thái dân an. Giống như nhiều đền chùa khác ở Tuyên Quang, đền Kiếp Bạc được xây dựng theo cấu trúc hình chữ “Đinh”, bao gồm tòa Tiền Đường và tòa Hậu Cung, với tường bao chắc chắn và mái lợp dạng vảy hến. Hiện nay, đền vẫn lưu giữ nhiều di vật có giá trị lịch sử lâu đời như 13 pho tượng cổ, 2 quả chuông đồng, 4 đạo sắc phong của các triều vua Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, Khải Định cùng các câu đối, bộ đồ bát bửu,… Trải qua nhiều biến cố lịch sử và thăng trầm theo thời gian, đền Kiếp Bạc đã được cải tạo và trùng tu, không còn giữ nguyên vẹn nét kiến trúc cổ xưa ban đầu. Tuy nhiên, với ý nghĩa lịch sử và tâm linh sâu sắc, đền vẫn là một trong những điểm dừng chân không thể bỏ lỡ khi bạn có dịp du lịch Tuyên Quang.

4. Đền Cấm

Thuộc địa phận xã Tràng Đà, thành phố Tuyên Quang, đền Cấm nằm trên nền đất cao, không gian thoáng đãng bên bờ sông Lô, tựa lưng vào núi Cấm – một thắng cảnh nổi tiếng thu hút nhiều du khách. Ngôi đền ở Tuyên Quang nổi tiếng linh thiêng bậc nhất này có kiến trúc khang trang theo lối nội công ngoại quốc với đền thờ chính ở vị trí trung tâm, hai bên là cung chầu bà và cung sơn trang. Bên trong đền có giếng Cô không bao giờ cạn, tương truyền ai uống nước giếng này sẽ luôn mạnh khỏe. Ban đầu, đền Cấm chỉ là một ngôi miếu nhỏ, trải qua nhiều đợt trùng tu, hiện nay đã trở nên khang trang. Hàng năm, ngôi đền Tuyên Quang nổi tiếng linh thiêng bậc nhất này tổ chức các ngày lễ: ngày 10 tháng Giêng là lễ Thượng Nguyên, giải hạn; ngày 2 tháng 5 là ngày Bà Chúa bản đền mở tiệc; ngày 10 tháng 4 là lễ vào hè, cầu mát; ngày 16 tháng 2 và tháng 7 là lễ hoàn cung, có rước tượng Mẫu.

Tìm hiểu thêm:  Kinh nghiệm du lịch Cửa Lò Nghệ An - Nơi giao hòa với thiên nhiên

5. Đền Thượng (Đền Mẫu Dùm)

Đền Thượng, thuộc xã Tràng Đà, thành phố Tuyên Quang, thờ Mẫu Thần, được dựng vào năm 1801. Đền còn được gọi bằng nhiều tên khác như Đền Mẫu Thượng, Đền Sâm Sơn, Đền Núi Dùm, và Đền Mẫu Dùm. Tọa lạc ở vị thế “Gối sơn nghênh thủy”, trước mặt là dòng sông Lô và sau lưng là núi Dùm hùng vĩ, đền Thượng là nơi thờ Ngọc Lân Công chúa, người mà dân gian thường gọi một cách kính trọng là Mẫu Thoải. Đền Thượng mang kiến trúc cơ bản với các đường nét hoa văn chạm trổ đặc trưng của thời nhà Nguyễn. Kỳ lễ hội chính của đền diễn ra vào ngày 12 tháng Hai và 12 tháng Bảy âm lịch hàng năm.

6. Đền Mỏ Than

Đền Mỏ Than, thuộc phường Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang, thờ Cô Bé Rừng Xanh và Hưng Đạo Đại Vương (Trần Quốc Tuấn). Đền được dựng trên lưng chừng núi, tại nơi từng là mỏ than do thực dân Pháp bắt dân ta khai thác. Một sự cố sập hầm đã chôn vùi hàng chục người, và nhân dân quan niệm rằng việc khai thác đó đã động tới lãnh địa của chúa rừng xanh cho nên đã lập ngôi đền này tại đây. Các ngày lễ của ngôi đền Tuyên Quang nổi tiếng linh thiêng bậc nhất này gồm lễ đón xuân (từ mùng Một đến mùng Ba tháng Giêng), Lễ Thượng Nguyên (mùng 6 tháng Giêng), Lễ Tất Niên (mùng 9 tháng Chạp), cùng với một số ngày lễ khác. Đền Mỏ Than là một trong những ngôi đền thu hút đông đảo du khách tâm linh từ khắp nơi.

7. Đền Ỷ La

Đền Ỷ La nằm ở phường Ỷ La, thành phố Tuyên Quang. Đền được khởi dựng vào năm 1743, dưới niên hiệu Cảnh Hưng thứ 4, và được trùng tu lại vào đầu thế kỷ XIX. Theo truyền thuyết, đền Hạ thờ công chúa Phương Dung, nhưng do gặp nạn binh đao, đền bị đốt phá nghiêm trọng và dân cư phải rước tượng thần đến làng Ỷ La để lánh nạn. Năm 1817, dưới thời Khải Định thứ 3, đền Hạ được khởi công dựng lại trên địa điểm cũ với quy mô lớn hơn. Tại nơi tượng thần lánh nạn, dân làng Ỷ La cũng xây dựng đền Mẫu Ỷ La để thờ công chúa Phương Dung, người được coi là hóa thân của Đức Thánh Mẫu Thượng Thiên, cùng với các vị thần linh trong tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam. Ngôi đền Tuyên Quang nổi tiếng linh thiêng bậc nhất này là sản phẩm sáng tạo của nền văn hóa bản địa, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng nhân dân lao động.

8. Đền Cảnh Xanh (Đền Cô Bé Cây Xanh)

Đền Cảnh Xanh, còn gọi là Đền Cây Xanh, nằm ở phường Minh Xuân, Tuyên Quang. Tương truyền, đây là nơi công chúa Thượng Ngàn La Bình, con gái út của Thánh Tản Viên, nghỉ lại vì yêu thích phong cảnh thiên nhiên nơi này. Trước đền là cây đa cổ thụ, phía sau tựa núi, tạo nên không gian xanh mát và tĩnh lặng. Giống như nhiều ngôi đền ở Tuyên Quang, đền Cảnh Xanh có kiến trúc độc đáo theo hình chữ Đinh với ba gian và hai chái, bao gồm tòa tiền đường và hậu cung. Toàn bộ đền được bao phủ bởi cây xanh, cành lá xum xuê tạo bóng mát quanh năm. Bên cạnh những giá trị lịch sử quý báu, đền Cảnh Xanh còn là chốn linh thiêng, đặc biệt cho việc cầu lộc, cầu tài. Vì vậy, không chỉ người dân địa phương mà còn rất nhiều du khách từ xa tìm đến.

9. Đền Cô Minh Lương (Minh Lương linh từ)

Ngôi đền Tuyên Quang nổi tiếng linh thiêng bậc nhất này tọa lạc trên một quả đồi, ba phía được bao bọc bởi suối Lịch và suối Cơi. Đền Cô Minh Lương nổi bật với cây thiên tuế trên 500 năm tuổi và đã được công nhận là cây di sản. Theo truyền thuyết, Minh Lương là con gái của một cặp vợ chồng người Mường và người Dao. Một ngày kia, họ xuống sông xúc tép và bắt được hai quả trứng, sau đó nở ra hai con rắn. Minh Lương và hai con rắn cùng lớn lên bên nhau, nhưng cô bé sau này bị hai con rắn quấn chết. Điều kỳ lạ là nơi đặt xác cô, đất cứ ùn lên thành mộ. Dân làng thấy điều linh thiêng nên lập miếu thờ. Cô Minh Lương đã hiển linh giúp vua đánh giặc và chữa bệnh cho dân. Lễ chính của đền Cô Minh Lương diễn ra vào các ngày 10/1, 4/1, 24/6, và 10/12 âm lịch.

Tìm hiểu thêm:  Kinh Nghiệm Du Lịch Nha Trang Tự Túc GIÁ RẺ Mới Nhât· 2024
Cô bé minh lương

10. Đền Lâm Sơn Linh Từ

Ngôi đền Tuyên Quang nổi tiếng linh thiêng bậc nhất tiếp theo mà Cẩm Nang Du Lịch muốn giới thiệu đến bạn đó chính là đền Lâm Sơn Linh Từ. Nằm dưới chân núi Dùm, ngôi đền trầm mặc bên dòng sông Lô êm đềm, xung quanh là những cây cổ thụ rợp bóng mát, tạo nên một khung cảnh sơn thủy hữu tình đặc sắc. Kiến trúc của đền Lâm Sơn Linh Từ cũng rất độc đáo với 4 mái đao cong và nóc đền khắc nhiều hiệu tự. Do đó, du khách đến đây không chỉ được trải nghiệm văn hóa tín ngưỡng bản địa mà còn chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn tinh tế. Từ khi xây dựng cho đến nay, mặc dù đã trải qua nhiều biến cố lịch sử và nhiều lần phục dựng, nhưng ngôi đền vẫn luôn là điểm đến tâm linh được du khách thập phương ưu ái ghé qua khi du lịch Tuyên Quang.

11. Đền Hạ

Đây là một địa điểm với kiến trúc độc đáo và cảnh sắc thiên nhiên thư thái, bình yên khiến bất cứ ai đặt chân đến đều mê hoặc và lưu luyến. Ngôi đền Tuyên Quang nổi tiếng linh thiêng bậc nhất này là điểm đến lý tưởng vào dịp đầu năm khi có lễ hội lớn. Ngoài ra, đền cũng nổi tiếng về sự tâm linh và ứng nghiệm. Đền thờ phụng Mẫu Thượng Ngàn công chúa Phương Dung, con của Vua Hùng. Nơi đây gắn liền với một sự tích, khi xưa vua truyền lệnh cho hai cô công chúa đi khảo sát các phong tục tập quán. Khi đến Tuyên Quang, hai cô công chúa bất ngờ gặp phải cơn bão lớn vào nửa đêm và bay về trời. Sau đó, người dân tại vùng đất Tuyên Quang truyền miệng rằng nơi này có giông bão thổi về, họ sẽ đến đền Hạ cầu nguyện để được bảo vệ. Đền được xây dựng với kiến trúc hướng ngoại quốc, đặc biệt với hướng chính nhìn ra sông Lô. Chính vì những điều này, đền Hạ thu hút rất nhiều khách du lịch gần xa, trở thành một trong những địa điểm tâm linh quan trọng nhất tại Tuyên Quang.

12. Đền Pác Tạ

Đền Pác Tạ là một trong những điểm cầu nguyện linh thiêng thu hút nhiều tín đồ ghé thăm khi du lịch Tuyên Quang. Nằm ngay dưới chân núi Pác Tạ, địa điểm này được các tín đồ du lịch ca ngợi là nơi giao thoa giữa trời và đất. Đền Pác Tạ thờ phụng phu nhân của danh tướng Trần Nhật Duật và lưu lại nhiều dấu ấn về cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ 2 của nước ta. Không chỉ là điểm đến tâm linh huyền bí, Đền Pác Tạ còn có không gian thiên nhiên trong lành, giúp du khách trở nên thư thái và nhẹ nhàng hơn.

13. Đền Thờ Bác Hồ

Tuyên Quang được xem là “trái tim” của Việt Bắc, Thủ đô Khu Giải phóng – Thủ đô Kháng chiến. Mỗi tên đất, tên làng ở Tuyên Quang đều liên quan chặt chẽ đến sự hình thành và phát triển của cách mạng Việt Nam. Trong suốt thời gian hoạt động cách mạng trong nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc tại Tuyên Quang trong 5 năm 11 tháng 25 ngày.

Để ghi nhớ công lao vĩ đại đóng góp cho dân tộc, cho hòa bình của nhân loại tiến bộ của Hồ Chủ tịch, đồng thời thể hiện tình cảm của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đối với Người, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang đã xin ý kiến Trung ương, quyết định xây dựng Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại chân núi Thổ Sơn gắn kết với nhóm tượng đài “Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang” trong khuôn viên Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Chính tại khu vực Quảng trường này, năm 1961, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang vinh dự được Bác Hồ về thăm và nói chuyện.

Tìm hiểu thêm:  Top 5 Xe giường nằm Hà Nội Sapa uy tín nhất

14. Đền Đồng Xuân

Đền Đồng Xuân, hay còn được gọi là Đồng Xuân Linh Từ, được khởi công xây dựng vào cuối thế kỷ 19 dưới triều đại của vua Thành Thái. Ông Đoàn Tiên Công đã đứng ra xây dựng đền, sau đó con gái ông, Bà Đoàn Thị Nga nối trí nghiệp cha làm từ thiện góp tiền, của để trùng tu lại đền. Ngôi đền Đồng Xuân nằm trên khu đất cao rộng 968m2 bên bờ sông Lô, dưới chân núi Cố Sơn, cửa đền hướng về đông nam nhìn ra dòng sông Lô. Theo quan niệm dân gian, hướng đông nam là hướng của các bậc thánh nhân.

15. Đền Cậu Thiện

Ngay dưới chân nhà ga Cáp Treo Tây Thiên có một ngôi đền cổ được gọi là Đền Cậu Tây Thiện, thờ Cậu bé Trường Sinh Tây Thiên. Đây là một trong những điểm nhấn của Khu du lịch Tâm linh Tây Thiên. Để đến đền Cậu, từ đền Thỏng chúng ta có thể đi bộ hoặc đi xe điện khoảng gần 1km, dưới bóng mát của các cây xanh. Trước khi đi lên nhà ga Cáp Treo hoặc đi bộ lên đền Cô Bé Tây Thiên, chúng ta nên ghé thăm Đền Cậu Trường Sinh. Đây là một ngôi đền nhỏ, được bao phủ bởi rừng già nguyên sinh. Đền tựa lưng vào núi và nhìn xuống khe Trường Sinh, với phong cảnh sơn thủy hữu tình, tràn đầy chất thơ. Lên đền Cậu, ngoài việc cầu tài, cầu phúc, lộc, thọ, đền còn là nơi mà các cặp đôi trẻ đến để cầu duyên, cầu tự. Theo lời kể của nhân dân, đền Cậu bắt nguồn từ khe Trường Sinh. Trước đây, chỉ có một bát hương được đặt trên một hòn đá. Tương truyền rằng đây là nơi Cậu bé ngự để tập trung và nuôi quân giúp cho Quốc Mẫu.

16. Đền Bách Thần

Đền Bách Thần là đền thờ trăm vị thần, gồm các anh hùng dân tộc và những người có công với địa phương. Đền cũng thờ Tam Quang, tức mặt trời, mặt trăng và các vì sao, được coi là nguồn gốc của sự sống cho con người. Đối với những người cao niên ở huyện Chiêm Hóa, đền Bách Thần là một nơi linh thiêng quan trọng đối với cuộc sống của dân bản địa. Lễ hội Lồng Tông được tổ chức vào ngày 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm tại đền Bách Thần, đây là ngày lễ xuống đồng và cũng là ngày lễ chính của đền. Người dân bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị thần bằng cách dâng lên những nông sản thu hoạch được trong năm, bọc trong những quả còn với tua rua ngũ sắc.

17. Đền Bắc Mục

Đền Bắc Mục nằm trên gò Mục, có diện tích hơn 2.000m², hướng ra sông Lô, thuộc tổ dân phố Bắc Mục, thị trấn Tân Yên (Hàm Yên). Đền còn được biết đến với cái tên Đền Ông. Đây là nơi thờ cúng vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, người có công 3 lần đánh thắng quân giặc ngoại xâm. Ngoài ra, đền cũng thờ bái vọng Thánh Mẫu, được quan niệm là người đã sinh ra vạn vật, thể hiện lòng nhớ đến cội nguồn và tôn vinh vai trò của phụ nữ trong xã hội.

 

Trên đây, Cẩm Nang Du Lịch đã giới thiệu đến bạn những ngôi đền nổi tiếng và linh thiêng nhất tại Tuyên Quang. Các bạn hãy đến và cảm nhận những giá trị văn hóa linh thiêng và quý báu tại các ngôi đền trên vùng đất Tuyên Quang thơ mộng này nhé!